RECAP SỰ KIỆN: "TEM NHÃN TRONG MỘT THẾ GIỚI BIẾN ĐỘNG - VẬN HỘI MỚI"

Vào ngày 18.03.2025, sự kiện "Tem nhãn trong một thế giới biến động - Vận Hội Mới" đã diễn ra thành công tại Windsor Plaza Hotel, TP. Hồ Chí Minh từ 8h00 đến 14h00. Đây là một hội thảo chuyên ngành quan trọng, quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp và đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực in ấn, tem nhãn và bao bì. Sự kiện không chỉ là nơi để cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất mà còn là dịp để các doanh nghiệp kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong một thị trường đầy biến động.

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TEM NHÃN

Sự kiện khởi động với phần đón khách và phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam. Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh rằng ngành tem nhãn đang đứng trước những thay đổi lớn do tác động của công nghệ, biến động chuỗi cung ứng và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. 

Ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam

Tiếp theo, ông Tran Kiet Toan, Giám đốc điều hành Công ty TNHH e-Print&Pack, đã trình bày về chủ đề "Tem nhãn trong một thế giới biến động - Vận hội mới", cung cấp cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển của ngành từ dữ liệu thực tế trong 5 năm gần đây. Theo báo cáo của ông Kiet Toan, xuất khẩu nhãn giấy từ Việt Nam đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, đặc biệt với thị trường lớn như Indonesia. Tuy nhiên, ngành nhãn nhựa tự dính vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc với tỷ lệ cao hơn 7-10 lần so với giá trị xuất khẩu. Đối với tem nhãn vải, nhập khẩu đã giảm đáng kể sau đại dịch COVID-19, trong khi xuất khẩu vẫn duy trì ổn định. Nhìn về tương lai, ông Kiet Toan dự báo rằng ngành thực phẩm, dược phẩm, điện tử và sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ tiếp tục có nhu cầu lớn về tem nhãn, đồng thời các công nghệ như RFID, AR, VR và các giải pháp chống giả sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Ông Tran Kiet Toan, Giám đốc điều hành Công ty TNHH e-Print&Pack

Tiếp nối chương trình, ông Khoi Tran, Country Manager của Hohenstein Việt Nam, đã có bài trình bày về "Tiềm năng phát triển của ngành bao bì và tem nhãn trong chuỗi cung ứng dệt may". Theo ông, ngành dệt may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 34,36 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng lên 47 tỷ USD vào năm 2025. Xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các yêu cầu về sản xuất xanh và chứng nhận môi trường để có thể tiếp cận các thị trường khó tính hơn.

 

Ông Khoi Tran, Country Manager của Hohenstein Việt Nam

Phần cuối của phiên tổng quan, ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc kinh doanh của Avery Dennison, đã mang đến góc nhìn sâu sắc về "Xu hướng và giải pháp tem nhãn & bao bì thân thiện với môi trường - Ứng dụng nhãn thông minh - RFID". Ông nhấn mạnh về EPR (Extended Producer Responsibility) – chính sách môi trường buộc các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời sản phẩm của họ. Các thương hiệu lớn như Nestlé, Unilever và IKEA đang tích cực áp dụng bao bì tái chế và tái sử dụng để giảm thiểu tác động môi trường. Ngoài ra, ông Bảo cũng giới thiệu về các ứng dụng tiên tiến của RFID và Smart Labeling, giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, giảm thất thoát và tối ưu chuỗi cung ứng.

Ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc kinh doanh của Avery Dennison

PHẦN 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC TEM NHÃN

Sau phần trình bày tổng quan, sự kiện tiếp tục với các phiên thảo luận chuyên sâu tại ba phòng họp khác nhau.

Tại phòng họp Konica Minolta - phòng họp Thực phẩm, ông Huỳnh Đình Dũng, Giám đốc điều hành & Tư vấn chiến lược cấp cao Circle Branding và ông Huỳnh Võ Anh Tuấn, Quản lý mảng máy in công nghiệp Konica Minolta Business Solutions Việt Nam đã chia sẻ về xu hướng thiết kế và in ấn bao bì toàn cầu. Họ nhấn mạnh vào trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa in kỹ thuật số và cá nhân hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, phần thảo luận cũng đi sâu vào cách các doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ in hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng bao bì.

Ông Huỳnh Đình Dũng, Giám đốc điều hành & Tư vấn chiến lược cấp cao Circle Branding
Ông Huỳnh Võ Anh Tuấn, Quản lý mảng máy in công nghiệp Konica Minolta Business Solutions Việt Nam 

Ở phòng họp Reborn - phòng họp Chuyển đổi số, ông Nguyễn Đông Phong, Phó giám đốc Công ty CP Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp FAST và ông Johnson Chen, Giám đốc kinh doanh quốc tế Reborn đã giới thiệu về ứng dụng ERP trong quản trị doanh nghiệp cũng như các giải pháp chuyển đổi số. Hệ thống ERP không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn nâng cao năng suất, đặc biệt là trong lĩnh vực in tem nhãn. Ngoài ra, công nghệ số hóa Reborn cũng được trình bày như một giải pháp giúp doanh nghiệp giảm lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Đông Phong, Phó giám đốc Công ty CP Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp FAST
Ông Johnson Chen, Giám đốc kinh doanh quốc tế Reborn

Trong khi đó, tại phòng họp TAC - phòng họp Dệt may, ông Khoi Tran, Country Manager Hohenstein Việt Nam cùng bà Nguyễn Ngọc Kim Oanh, Trưởng phòng Tuân thủ & Phát triển bền vững Saitex International Group đã có những chia sẻ quan trọng về sản xuất xanh trong ngành dệt may và bao bì. Ông Nguyễn Phúc Bảo, Giám đốc vận hành Công ty TNHH TM - DV - KT Toàn Ấn cũng đã phân tích cách tiếp cận thị trường xuất khẩu và tối ưu hóa chi phí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Khoi Tran, Country Manager Hohenstein Việt Nam
Bà Nguyễn Ngọc Kim Oanh, Trưởng phòng Tuân thủ & Phát triển bền vững Saitex International Group
Ông Nguyễn Phúc Bảo, Giám đốc vận hành Công ty TNHH TM - DV - KT Toàn Ấn

PHẦN 3: TỌA ĐÀM

Sau các phiên chuyên đề hấp dẫn, sự kiện bước vào phiên tọa đàm tổng kết với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Buổi tọa đàm đã xoay quanh những chiến lược dài hạn giúp ngành tem nhãn thích nghi với sự thay đổi của công nghệ và thị trường. Các chuyên gia cùng thảo luận về những cơ hội và thách thức khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời trả lời các câu hỏi từ phía doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ mới và chiến lược mở rộng thị trường.

Sau phiên thảo luận, sự kiện bước vào phần bế mạc với nghi thức vinh danh các đối tác đã đóng góp quan trọng cho ngành tem nhãn. 

Vinh danh nhà tài trợ bạch kim - Công ty Reborn
Vinh danh nhà tài trợ bạch kim - Konica Minolta Business Solutions Việt Nam
Vinh danh nhà tài trợ bạch kim - TNHH TM - DV - KT Toàn Ấn
Vinh danh nhà tài trợ vàng - Melchers Việt Nam
Vinh danh nhà tài trợ vàng - Bottcher Việt Nam
Vinh danh đối tác đồng hành - Cosharebay & Hohenstein Việt Nam

Cuối chương trình, cô Nguyễn Kim Ngân – Head of Business Events tại e-Print&Pack, đã có phần giới thiệu đến khách tham dự về chương trình Printastic Journey 2025: Labelexpo Europe. Điểm nhấn trong chương trình là các tour công nghệ độc quyền nhằm giới thiệu các giải pháp, quy trình sản xuất tiên tiến, và 02 lựa chọn du lịch được Ban tổ chức thiết kế tỉ mỉ để chuyến tham quan là sự kết hợp hài hòa giữa công việc và giải trí, giữa khám phá công nghệ và giao lưu văn hóa. Chương trình được hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm vô cùng giá trị và đáng nhớ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty hoạt động trong ngành lĩnh vực sản xuất tem nhãn và in ấn, bao bì.

Cô Nguyễn Kim Ngân - Head of Business Events tại e-Print&Pack – giới thiệu về chương trình Printastic Journey 2025: Labelexpo Europe

TỔNG KẾT

Sự kiện "Tem nhãn trong một thế giới biến động - Vận Hội Mới" đã mang đến nhiều thông tin giá trị cho cộng đồng doanh nghiệp. Những xu hướng nổi bật được đề cập trong hội thảo bao gồm chuyển đổi số (ERP, RFID, AR/VR), sản xuất xanh và thiết kế bao bì tối giản nhưng hiệu quả. Bên cạnh đó, sự kiện cũng làm rõ những thách thức mà ngành tem nhãn tại Việt Nam đang phải đối mặt, đặc biệt là sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, chi phí sản xuất cao và hệ thống logistics chưa hoàn thiện.

Nhìn chung, hội thảo đã khẳng định một điều: sự thay đổi là tất yếu, nhưng nếu doanh nghiệp sẵn sàng đổi mới và áp dụng công nghệ, họ sẽ nắm bắt được những vận hội lớn trong tương lai. Như thông điệp được nhấn mạnh xuyên suốt sự kiện: "Biến động là cơ hội - Đổi mới là chìa khóa thành công!".

Cùng xem một số hình ảnh nổi bật khác tại sự kiện.

Từ khoá: