Các yếu tố quyết định đến sự thành công của danh bạ điện tử

Quay về thời gian trước đây, những ngày tháng internet còn chưa phát triển một cách vũ bão như bây giờ, người dùng muốn tìm kiếm thông tin doanh nghiệp chỉ có thể tìm mua các quyển danh bạ doanh nghiệp được in và tái bản hằng năm, vốn được xem là một nguồn thông tin đáng tin cậy. 

Tuy nhiên, liệu quyển danh bạ giấy ấy có mang lại cho bạn nhiều cơ hội kinh doanh hơn không? Câu trả lời là không. Hầu hết mọi người đều sẽ không có kiên nhẫn để đọc từng trang một. Như một lẽ tất yếu, các trang danh bạ điện tử dần xuất hiện và mang lại nhiều hiệu quả hơn so với những danh bạ truyền thống. Theo một khảo sát của Search Engine Land cho thấy, hơn 85% người dùng hiện nay có xu hướng chủ động sử dụng các trang danh bạ điện tử để tìm kiếm thông tin doanh nghiệp.

Vậy như thế nào là một trang danh bạ hữu ích? Người dùng mong muốn gì ở một trang danh bạ điện tử các doanh nghiệp? Những tiêu chí  nào cần có để một trang danh bạ chuyên nghiệp và đáng tin cậy tồn tại và phát triển lâu dài? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. 

Những đối tượng sẽ xuất hiện trong trang danh bạ điện tử

Về cơ bản, một trang danh bạ điện tử thường sẽ bao gồm ba nhóm đối tượng chính:

  1. Chủ danh bạ: Đây là người tạo ra và sở hữu trang danh bạ điện tử.
  2. Các doanh nghiệp tham gia: Những bên có tên trong danh bạ và thực hiện một số hoạt động quảng bá tại đây.
  3. Người dùng: Những cá nhân ghé thăm và tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp. 

Có rất nhiều trang danh bạ điện tử không phát triển thành công vì nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp và khách quan nhất là các thông tin của doanh nghiệp tham gia còn quá sơ sài, thiếu sót, giao diện thô sơ, mang lại một trải nghiệm tồi tệ cho người dùng. 

Vậy sự khác biệt cốt lõi của một trang danh bạ điện tử thành công và thất bại nằm ở các tiêu chí dưới đây.

Những tiêu chí cần có ở một trang danh bạ điện tử

1. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Đây là phần bắt buộc phải có đối với một trang danh bạ điện tử chuyên nghiệp. Các thông tin cơ bản được phân loại rõ ràng sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và liên lạc với doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp với quy mô khác nhau sẽ có các thông tin chia sẻ khác nhau, tuy nhiên không nên thiếu sót những thông tin dưới đây:

  • Tên doanh nghiệp
  • Năm thành lập
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại
  • Email, fax
  • Sản phẩm cung cấp
  • Ngành nghề
  • Website (nếu có)

2. Hình ảnh và video

Khách quan mà nói, chỉ khi nào người dùng nhìn thấy những những nội dung có liên quan đến doanh nghiệp thì họ mới tin tưởng và có mong muốn được trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ. Bởi vậy, hình ảnh và video sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của người dùng, là công cụ hỗ trợ đắc lực để tạo ra các khách hàng tiềm năng.

Những hình ảnh và video được đăng tải phải đảm bảo chất lượng cao, không bị nhòe hình, vỡ ảnh. Bên cạnh đó, việc đăng tải các hình ảnh 360 độ hoặc video về văn phòng hoặc công ty sẽ càng tăng độ tin cậy của doanh nghiệp trong mắt người dùng. 

3. Các bài viết

Một trong những cách nhanh nhất để tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng là viết blog. Đăng tải những thông tin độc quyền về doanh nghiệp, sáng tạo những nội dung bổ ích sẽ khiến trang hồ sơ danh bạ của doanh nghiệp trở nên phong phú và chuyên nghiệp hơn. Hơn nữa, việc thêm các từ khóa vào bài viết sẽ giúp doanh nghiệp SEO tốt hơn khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm của bạn. 

4. Chia sẻ lên các trang mạng xã hội

Tất cả chúng ta đều nhận thức được sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của mạng xã hội. Thông qua các nút chia sẻ này, lượt truy cập vào trang web sẽ tăng cao, đồng thời nâng cao nhận thức thương của mọi người đối với danh bạ. Đứng ở góc nhìn khác, các nút chia sẻ này cũng có lợi với các doanh nghiệp có mặt trên trang danh bạ, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho họ.

5. Thân thiện với người dùng

Danh bạ điện tử cần phải được thiết kế thân thiện, dễ thao tác, dễ sử dụng cho mọi đối tượng sử dụng

6. Thiết kế gọn gàng, trực quan

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Xây dựng một trang danh bạ trực quan, dễ thao tác, có sự phân chia cục bộ giữa các phần trong màn hình sẽ giữ chân người dùng ở lại và giúp người dùng dễ dàng chú ý đến các phần quan trọng. 

7. Đăng ký miễn phí

Các doanh nghiệp có thể miễn phí đăng ký tên mình trên trang front-end của danh bạ điện tử, nhờ đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng hơn.

8. Danh mục mở rộng

Trang danh bạ điện tử nên phân chia, sắp xếp hợp lý các danh mục mở rộng, càng chi tiết càng tốt để người dùng dễ dàng tìm thấy các kết quả mà họ mong muốn. Bên cạnh đó, danh mục mở rộng cũng giúp các doanh nghiệp dễ dàng phân loại các tiêu chí (ngành, nhóm sản phẩm, khu vực, quy mô,...) mà doanh nghiệp phù hợp. 

9. Tốc độ website

Đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - là quá trình giúp tăng lưu lượng truy cập trang web bằng cách tăng khả năng hiển thị lên các máy chủ tìm kiếm)bounce rate (tỷ lệ thoát - đại diện cho tỉ lệ khách truy cập vào trang web và rời khỏi ngay sau đó thay vì xem thêm các trang khác trong website ấy ) của doanh nghiệp. Đa số người dùng chỉ có hứng thú với các trang web load nhanh, nếu người dùng đang cần tìm kiếm thông tin mà tốc độ load trang quá chậm, tin chắc rằng họ sẽ mất kiên nhẫn rồi thoát ra và khả năng truy cập trở lại cực kỳ thấp. 

10. Thân thiện với điện thoại và máy tính bảng

Giao diện của một trang web trên máy tính, điện thoại và máy tính bảng vốn dĩ không giống nhau hoàn toàn. Kích thước khác nhau giữa các thiết bị dẫn đến sự sắp xếp về nội dung cũng khác nhau. Vì vậy, bên cạnh thiết kế trang web thân thiện với phiên bản máy tính cũng cần phải chú ý thiết kế giao diện thân thiện với các thiết bị khác, đáp ứng hoàn toàn đối với mọi thiết bị. 

11. Tối ưu hóa SEO

SEO là chiến lược quan trọng để tăng xếp hạng trên Google. Để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, bạn cần phải tối ưu hóa trang danh bạ điện tử cho các công cụ tìm kiếm thông qua việc tuân thủ những nguyên tắc SEO.

12. Tích hợp bản đồ

Vị trí và bản đồ đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thành công một trang web danh bạ điện tử. Tích hợp Google Map vào trang web, hiển thị vị trí các doanh nghiệp trên bản đồ, điều hướng tuyến đường gần nhất để đến điểm đến, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng. 

13. Đa dạng cổng thanh toán

Đây cũng là một trong những thành phần quan trọng của một trang danh bạ điện tử. Bạn có thể lựa chọn nhiều cổng thanh toán cho người dùng của mình để tạo sự linh hoạt trong việc thanh toán thông qua bất kỳ hình thức nào họ muốn. Một trang web danh bạ tối thiểu phải có một hình thức thanh toán. 

Kết luận

Trên đây là danh sách các tính năng cần phải có đối với một trang web danh bạ. Danh sách này sẽ không dừng lại tại đây. Nếu phát hiện thiếu sót trong lúc đọc bài viết này, hy vọng bạn có thể bổ sung thêm ở phần bình luận bên dưới để có một danh sách hoàn hảo hơn.