RECAP HỘI THẢO "BAO BÌ XANH VÌ TRÁI ĐẤT XANH” (PHẦN 2)

Hôm nay, vào lúc 14:00, để nối tiếp chuỗi khởi động cho Giải thưởng Bao bì Việt Nam 2024, Hiệp hội Bao bì Việt Nam (Vinpas) đã phối hợp cùng Học viện Print Media Việt Nam (Prima) tổ chức chuỗi Hội thảo trực tuyến “Bao bì xanh vì trái đất xanh”.

Mở đầu hội thảo, Ông Nguyễn Ngọc Minh Thi - Phó Chủ tịch Vinpas đã có đôi lời phát biểu. Ông cho rằng, mục tiêu của buổi hội thảo hôm nay là nhìn vào tương lai của ngành công nghiệp bao bì, khám phá những xu hướng mới nhằm tạo ra những chủ đề hấp dẫn, cũng như tìm hiểu về tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành công nghiệp bao bì khi áp dụng cho lĩnh vực bao bì thủy sản. 

💚 BAO BÌ BỀN VỮNG - BAO BÌ CỦA TƯƠNG LAI

Tiếp đến, Ông Jonathan Sourintha, Đối tác quản lý của Tập đoàn HRK đã có phần trình bày về chủ đề “Bao bì bền vững - Bao bì của tương lai”. Theo ông, nhận thức về tính bền vững đang ngày càng gia tăng đối với người tiêu dùng, cụ thể: 

🌿 93% người tiêu dùng duy trì hoặc tăng cường thói quen mua hàng bền vững trong năm qua. 

🌿 70% người tiêu dùng sẽ ngừng mua sản phẩm của một thương hiệu nào đó nếu thương hiệu đó không bền vững về mặt lâu dài. 

Vì vậy, các thương hiệu cần phải hành động ngay để theo kịp với nhu cầu đang không ngừng thay đổi theo từng ngày của người tiêu dùng. Ông tiếp tục đi sâu vào những giải pháp sáng tạo để giảm thải bớt các vấn đề về ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như:

🌴 Aquaflex: Phân hủy sinh học có thể phân hủy, an toàn cho động vật, an toàn dưới nước, vòng đời dài, có thể tái chế.

🌳GPS Plas: phân hủy sinh học trong vòng 3 năm; sản xuất làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhờ đó giảm lượng khí thải carton; Tăng hàm lượng tái tạo trong công thức, tiết kiệm chi phí; có thể phân hủy sinh học

💚 2. BAO BÌ THỦY SẢN - CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP BAO BÌ CHUYÊN NGHIỆP

Để khuấy động bầu không khí, Ông Antoine Bui - Tổng giám đốc của Werte Werk đã có phần chia sẻ về chủ đề “Bao bì thủy sản - Cơ hội phát triển của doanh nghiệp bao bì chuyên nghiệp”. 

Theo thống kê chính thức, Việt Nam xuất khẩu 9.269 triệu tấn thủy sản trong năm 2023, tương ứng với 9.2 tỷ đô la Mỹ. Bên cạnh đó, hiện các doanh nghiệp bao bì thủy hải sản phải đối diện với một số thử thách như: cạnh tranh về giá cả, máy in, các tiêu chí ngặt nghèo khi kiểm tra bao bì (kích thước; màu sắc, thông tin; loại giấy, độ dày, số lớp sóng; trọng lượng thùng, hộp; màng chống thấm; mối hàn keo; khả năng chịu lực của thùng, hộp). Ông cho rằng, thị trường xuất khẩu thủy hải sản là một thị trường có giá trị tỷ đô la mỹ, là cái bánh lớn cho nhiều công ty thủy hải sản. Tuy nhiên cần phải hiểu khách hàng đầu cuối của ngành này rất kỹ và khó, vì vậy các nhà cung cấp cần phải sản xuất bao bì đúng với hợp đồng thì sẽ nhận được sự trung thành lâu dài từ khách hàng. 

Kết thúc phiên thảo luận hôm nay là phần hỏi đáp với nhiều câu hỏi được đặt ra cho các diễn giả có mặt trong khán phòng. Bằng chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đa dạng, các diễn giả đã đề xuất những giải pháp hữu dụng.

Từ khoá: