Dịch vụ tập trung vào khu vực địa phương nhưng vẫn giữ những tiêu chuẩn toàn cầu hóa: Châu Á - khu vực tăng trưởng và đổi mới
Theo James Loudon - Giám đốc điều hành khu vực EMEA, IoT ONE
Khái niệm “thời buổi giao thời” thường dùng để mô tả về thời đại mà chúng ta đang sống. Quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới đích thực là một cuộc tranh luận dài bất tận và đôi khi còn mang tính phân cực. Đây có phải là sự lựa chọn giữa “toàn cầu hóa còn đang chịu nhiều ràng buộc” và “sự chậm lại toàn cầu”? Tuy nhiên, thực tế lại còn phức tạp và đa sắc thái hơn thế.
Đúng vậy, thế giới mà chúng ta đang sống đang ngày càng thay đổi theo hướng mang tính khu vực hơn. Trước mắt, rào cản thương mại đang không ngừng gia tăng, đồng thời chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang được sắp xếp lại. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho các nhà hoạch định chính sách tại nhiều tổ chức đa phương cũng như cho các lãnh đạo của những công ty đa quốc gia, những người cần cân bằng khả năng phục hồi ngày càng tăng của chuỗi giá trị toàn cầu trong khi vẫn duy trì hiệu quả hoạt động.
Thay vì sa lầy trong cuộc tranh luận giữa hai lựa chọn trên, tốt hơn hết chúng ta hãy thừa nhận “dòng điện ngầm” thực sự chính là kỹ thuật số. Mặc dù tỷ lệ thương mại trên GDP (trade-to-GDP) đã ổn định kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tuy nhiên các luồng dữ liệu kỹ thuật số thì tăng theo cấp số nhân. Theo số liệu của WTO vào năm 2022, kể từ năm 2005 đến nay, các dịch vụ được cung cấp kỹ thuật số đã tăng gấp 4 lần, chiếm hơn 2/3 tổng số GDP của thế giới và sử dụng nhiều lao động hơn cả ngành nông nghiệp và sản xuất cộng lại.
Vào ngày cuối cùng của tháng 11 năm 2022, OpenAI đã ra mắt ChatGPT ra công chúng, khai hỏa phát súng khởi đầu trong một cuộc đua công nghệ toàn cầu mới nhằm định hình lại toàn bộ Internet, trong khi các trường hợp sử dụng cho AI tổng quát và LLM đang nhanh chóng xuất hiện trong các ngành công nghiệp. Vào tháng 2 năm nay, vốn hóa thị trường của Nvidia đã vượt 1,8 nghìn tỷ USD, trở thành công ty có giá trị thứ tư trên thế giới. Jen-Hsun Huang và nhóm của ông hiện đang dẫn đầu trong việc phát triển các con chip chuyên dụng sẽ cung cấp năng lượng cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo mới này.
Khi chuyển trọng tâm sang châu Á, chúng ta có thể thấy đây là một khu vực đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi, tập trung một số thị trường và trung tâm đổi mới đang trong quá trình mở rộng. Khu vực này cũng là nơi tập trung một số cụm công nghệ nổi bật nhất thế giới, nhờ đó càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực này trong việc thúc đẩy đổi mới toàn cầu và tiến bộ công nghệ. Chẳng hạn, Trung Quốc thông qua ưu đãi về thuế dựa trên khối lượng để khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời, Thỏa thuận mới về kỹ thuật số của Hàn Quốc đã dựa vào đổi mới kỹ thuật số để thúc đẩy việc phát triển kinh tế thông qua hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và tư nhân. Tương tự như vậy, Cơ quan Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp (RIE) của Singapore đã hỗ trợ các giải pháp công nghệ tiên tiến, chăm sóc sức khỏe và đô thị bền vững, củng cố vị thế của “một chấm đỏ” như một trung tâm đổi mới toàn cầu. Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng nhận thấy được tiềm năng của dân số trẻ tại châu Á: với hơn 2,2 tỷ thanh niên dưới 30 tuổi, tận dụng sự hỗ trợ về thể chế và sự giàu có của chính phủ.
Trong suốt hai mươi năm trở lại đây, sự phát triển và chuyển hình của Châu Á luôn lấy Trung Quốc làm trọng tâm. Trong một tương lai gần có thể dự đoán được, Trung Quốc vẫn sẽ là bộ phận cốt lõi của chuỗi cung ứng khi sở hữu rất nhiều cơ sở hạ tầng sản xuất tiên tiến cho nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, các quốc gia ASEAN cũng đang dần định vị mình là những lựa chọn tiếp cận thay thế khả thi “Trung Quốc+n” khi họ tận dụng hiệu quả chi phí, cơ sở hạ tầng đang bùng nổ và dân số trẻ. Trong khu vực năng động này, ngành sản xuất có giá trị thấp và trung bình của Việt Nam đang trên đà phát triển, trong khi Malaysia và Thái Lan đang tìm kiếm thị trường ngách cho riêng mình trong lĩnh vực ô tô và di chuyển. Đồng thời, Ấn Độ đã đạt được tiến bộ trong các dịch vụ phần mềm và công nghệ thông tin phức tạp với nguồn tài năng STEM dồi dào.
Ấn Độ có mong muốn mạnh mẽ trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu và sản xuất hàng hóa xuất khẩu bên cạnh Trung Quốc, đồng thời gia tăng số lượng dịch vụ mà quốc gia này cung cấp. Tuy nhiên, để phù hợp với chất lượng của cơ sở hạ tầng, bộ máy quan liêu và sự tích hợp hệ thống sản xuất của Trung Quốc thì cần phải đòi hỏi sự nỗ lực đáng kể từ phía Ấn Độ. Sự tương tác giữa ASEAN và Ấn Độ rất thú vị, bởi chuyên môn công nghệ của ASEAN có thể giúp Ấn Độ tạo ra sức mạnh tổng hợp và củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong ngành bán dẫn. Bất chấp việc dân số già đi, các nền kinh tế tiên tiến ở châu Á như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chứng kiến sự đổi mới đột biến, đặc biệt là trong lĩnh vực robot và tự động hóa, cho thấy tầm quan trọng của việc bổ sung các kỹ năng nâng cao và các kiến thức kỹ thuật.
Những chính sách, đầu tư và hợp tác chiến lược này thể hiện lập trường và cam kết của Châu Á đối với sự đổi mới. Hệ sinh thái sôi động của khu vực này sẽ tiếp tục phát triển và định hình bối cảnh toàn cầu về công nghệ cũng như tính bền vững. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia tại đây. Trong khi Trung Quốc sẽ vẫn là nhân tố chủ chốt trong nhiều chuỗi cung ứng sản phẩm thì các quốc gia khác cũng sẽ đóng một vai trò nào đó.
Sự đổi mới và bước nhảy vọt về kỹ thuật số đang diễn ra ở nhiều thị trường mới nổi. Các công ty đang mong muốn đến việc tăng trưởng bền vững xuyên biên giới thì cần phải duy trì sự kết nối chặt chẽ với hệ sinh thái địa phương, không chỉ đòi hỏi các chiến lược hoạt động mà còn đòi hỏi cả những thay đổi có ý nghĩa về mặt văn hóa. Trong công việc thường ngày và những tương tác thường xuyên với các lãnh đạo doanh nghiệp khác, chúng tôi nhận thấy rằng trong một khu vực có các yêu cầu, quy trình và nền tảng công nghệ khác với thị trường quê nhà của những công ty đến từ EU hoặc Hoa Kỳ, thì việc trở thành một doanh nghiệp “siêu địa phương” trong khi vẫn duy trì tính toàn cầu là chìa khóa cạnh tranh thành công. Việc xem xét lại các hoạt động kinh doanh đã được thiết lập, khám phá các thị trường mới hoàn toàn hoặc đầu tư vào các công nghệ vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của chúng là những điều kiện tiên quyết để đưa ra tuyên bố trong một thế giới mà kịch bản ngày nay lại chính là tin tức của ngày hôm qua.
Hơn nữa, trong thời đại thay đổi không ngừng này, khả năng lãnh đạo đòi hỏi các công ty khởi nghiệp phải áp dụng thái độ “không có chính trị trong gara”. Các nhà lãnh đạo phải liên tục áp dụng tư duy “tinh gọn” (lean), ưu tiên tính linh hoạt và khả năng phản hồi. Cách tiếp cận này bao gồm việc hợp tác chặt chẽ với các khách hàng hiện tại để thử nghiệm lại sản phẩm, thách thức những nhận thức và niềm tin cố hữu trong phòng họp, đồng thời chấp nhận những điều không mong muốn không thể tránh khỏi khi thay đổi. Triết lý này vừa có lợi, vừa cần thiết để điều hướng sự phức tạp của các “sự chuyển đổi” ngày nay.