Tự động hóa tiếp thị - Những xu hướng mới của tự động hóa tiếp thị trong năm 2022
Dưới tác động của đại dịch Covid, các doanh nghiệp đều đang tìm kiếm công cụ có thể mang lại lợi nhuận và tăng trưởng cao với chi phí thấp nhất. Vậy công cụ nào có thể giải quyết được vấn đề này của doanh nghiệp? Đó chính là tự động hóa tiếp thị (marketing automation).
Vậy, câu hỏi được đặt ra: Tự động hóa tiếp thị là gì? Cách thức hoạt động của tự động hóa tiếp thị và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.
Thế nào là tự động hóa tiếp thị?
Tự động hóa tiếp thị đề cập đến việc sử dụng công nghệ hoặc phần mềm để tự động thực hiện các công việc tiếp thị của một doanh nghiệp như: email marketing, các chiến dịch quảng cáo, đăng bài lên các trang social media, v.v. Tự động hóa tiếp thị không những cho phép các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tiếp thị cá nhân hóa, đồng thời còn giúp các nhà tiếp thị nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, đo lường ROI của các chiến dịch, giúp các nhà tiếp thị hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ, tẻ nhạt để họ có thể tập trung hơn vào việc phát triển và hoàn thiện các chiến lược của mình.
Phần mềm tự động hóa tiếp thị hoạt động như thế nào?
Phần mềm tự động hóa tiếp thị có hai chức năng chính: hoàn thành các công việc lặp đi lặp lại thông qua một quy trình hệ thống hóa hệ thống; tích hợp tất cả các kênh tiếp thị vào một chương trình đã được hệ thống hóa. Phần mềm tự động hóa tiếp thị tích hợp nhiều hệ thống khác nhau: email, social media, các trang web, livestream, phân tích các nền tảng, v.v. Hệ thống tự động hóa tiếp thị thông qua ba khả năng cốt lõi theo dõi hoạt động trên nhiều nên tảng để phản ánh hiệu quả của tất cả các chiến dịch tiếp thị.
Dữ liệu khách hàng
Hệ thống tự động hóa tiếp thị ghi lại toàn bộ các tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp. Hồ sơ khách hàng sẽ được cập nhật mới mỗi khi khách hàng có sự tương tác với email, biểu mẫu trang web hay các trang social media, các số liệu này sẽ được tổng hợp thành một bản báo cáo chi tiết.
Trực quan hóa dữ liệu
Theo sự gia tăng không ngừng của các điểm tiếp xúc số hoa, các hoạt động tiếp thị ngày càng trở nên đa dạng và phức tạo. Hệ thống tiếp thị tự động hóa dẽ giúp cho các nhà tiếp thị có thể xem các điểm nút của các hoạt động tiếp thị trong thời gian thực với một giao diện trực quan, đồng thời hành trình khách hàng (customer journey) là một công cụ quan trọng giúp các nhà tiếp thị xác định được con đường dẫn đến sự gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp.
Tích hợp CRM
Tự động hóa tiếp thị cho phép bộ phận kinh doanh và bộ phận tiếp thị làm việc trong cùng một cơ sở dữ liệu nhằm đơn giản hóa quá trình giao tiếp. Tự động hóa tiếp thị là một trong nhiều tích hợp CRM phổ biến, trong đó hệ thống lấy dữ liệu từ CRM, sau đó phân lớp các thông tin vào hồ sơ dữ liệu ban đầu. Khi hoạt động tiếp thị tiếp cận với từng khách hàng tiềm năng, bộ phận kinh doanh sẽ nhận được danh sách các đối tượng có khả năng mua hàng hơn những khách hàng tiềm năng khác từ bộ phận tiếp thị.
Những xu thế mới trong tiếp thị tự động hóa trong năm 2022
Năm 2022 có những xu thế nào mới trong tiếp thị tự động hóa?
Tự động hóa tiếp thị làm tăng năng suất làm việc của từng thành viên trong bộ phận tiếp thị và bộ phận kinh doanh. Sau đây là một số lợi ích cụ thể:
Tăng năng suất làm việc
Các tính năng như lập lịch email tự động hay tự động tạo ra các khách hàng tiềm năng trong hệ thống tự động hóa tiếp thị có thể làm tăng năng xuất làm việc của các nhà tiếp thị, cho phép họ tập trung tinh lực vào các công việc đòi hỏi tư duy phản biện hơn. Hơn nữa, có nhiều công việc yêu cầu phải nhập dữ liệu thủ công, do đó hệ thống tiếp thị tự động có thể giảm thiểu các lỗi do con người gây ra, làm giảm bớt thời gian sửa chữa. Theo sự lớn dần về quy mô của đội ngũ tiếp thị cũng như phạm vi của các chiến tích tiếp thị được mở rộng, tự động hóa tiếp thị có thể giảm thiểu nhiều hơn thời gian và tinh lực.
CEO Jonathan Herrick của Benchmark cho biết các công ty nên tự động hóa "các công việc không tạo ra doanh thu" và tập trung chiến lược của họ vào các công việc mang tính cá nhân hóa. Herrick nói: “Tự động hóa tốt nhất chính là cung cấp cho khách hàng yếu tố cá nhân hóa. Tự động hóa tiệp thị có thể giúp bạn dành thời gian vào những việc cần thiết, chẳng hạn như xây dựng quan hệ đối tác cũng như phát huy trọn vẹn mọi tiềm lực của doanh nghiệp.”
Kết nối các điểm liên kết thương hiệu
Liên kết thương hiệu được tạo ra khi các đặc điểm của thương hiệu đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng. Khi tất cả các kênh tiếp thị được liên kết với nhau, chúng sẽ xảy ra "phản ứng hóa học". Nhà tiếp thị không cần phải kiểm tra xem khách hàng nào đã tham gia khảo sát thị trường và có phản hồi theo dõi lại hay không, vì họ có thể thông qua công cụ theo dõi hành vi được tự động hóa, dựa trên các phản hồi của khách hàng từ đó gửi đi những nội dung mang tính cá nhân hóa. Những chi tiết này đã được tự động lưu trữ trong hồ sơ khách hàng, làm giảm thời gian ghi lại thông tin.
Với sự trợ giúp của các hệ thống tự động hóa tiếp thị, các liên kết có thể được thiết lập giữa tất cả các kênh tiếp thị, từ đó đặt được phản hồi tương ứng. Các nhà tiếp thị cũng có thể tăng giảm giá trị của mỗi kênh mà doanh nghiệp đang có.
Xây dựng giá trị vòng đời khách hàng
Các hệ thống tự động hóa tiếp thị có thể tạo ra các thông điệp khác nhau với mục tiêu nhắm đến các khách hàng tiềm năng, cho phép có thể tương tác với doanh nghiệp một cách ‘cá nhân hóa’.
Tự động hóa tiếp thị có thể giúp bộ phận tiếp thị loại bỏ nỗi lo về việc khách hàng bị lãng quên, bởi giờ đây họ không cần phải liên hệ hoặc tiếp cận trực tiếp đến từng khách hàng để đưa khách hàng đến bước tiếp theo trong quy trình mua hàng.
Tự động hóa tiếp thị còn có thể liên kết tất cả các điểm tiếp xúc thương hiệu thông qua sự mở rộng của các chiến dịch tiếp thị, tiếp đó gia tăng giá trị của từng kênh tiếp thị và khách hàng.
Kết luận
Theo dữ liệu của Forrester, ngay cả khi chi tiêu cho việc tiếp thị ở toàn cầu tiếp tục giảm trong năm 2021, các CMO (Chief Marketing Officer - Giám đốc marketing) vẫn tiếp tục chi tiêu tiền vào tự động hóa tiếp thị.